Đau khớp ngón tay do đâu? Cách giảm đau hiệu quả?


Đau khớp ngón tay có thể gặp ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa hoặc cả bàn tay. Cơn đau có thể biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ tiến triển xấu đi, gây đau nhức dữ dội, thậm chí mất khả năng cầm nắm cùa bàn tay. Vậy vì sao lại đau khớp ngón tay? Cách chữa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!



Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

1. Đau khớp ngón tay do viêm đa khớp:

Ngoài nguyên nhân do xương khớp bị thoái hóa thì bệnh sưng khớp ngón tay có thể là lời cảnh báo do viêm đa khớp. Lúc này, các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào rất đau, hai bàn tay run rẩy không thể cầm nắm như bình thường.

2. Đau khớp ngón tay do thoái hóa:


Thoái hóa khớp ngón tay là lời giải đáp đầu tiên cho câu hỏi đau khớp ngón tay là bệnh gì. Do các khớp bị thoái hóa, sụn và xương dưới sụn bị hư tổn, bao hoạt dịch khớp giảm tiết dịch, nhất là sau một đêm dài, các khớp không vận động, giảm linh hoạt, cứng khớp nên khi ngủ dậy cảm thấy đau nhức.





3. Thiếu hụt canxi:

Sự thiếu hụt canxi cũng là một trong các nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, đặc biệt là ở những người cao tuổi, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Ngoài ra, đau nhức khớp ngón tay đôi khi bắt nguồn từ chấn thương trong sinh hoạt, gãy xương, do làm việc quá sức hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường cũng có thể gây đau nhức các khớp ngón tay.

Dấu hiệu triệu chứng đau khớp ngón tay

Những dấu hiệu biểu hiện triệu chứng dưới đây cho biết bạn đang bị đau khớp ngón tay:
  • Đau ngón tay cái, trỏ, giữa hoặc cả bàn tay. Những cơn đau có thể xảy ra khi nắm, chụp, bắt hoặc véo một vật nào đó.
  • Giảm lực khi nắm, véo vật
  • Hạn chế cử động các ngón tay và bàn tay
  • Sưng cứng khớp và đau ở gốc các ngón tay.
  • Khớp ngón tay bị sưng đau hoặc có thể nhìn thấy cục xương.

Nguyên nhân khác gây đau khớp ngón tay

  • Chấn thương

Thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như: tai nạn lao động, tai nạn vui chơi,… khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp, làm tổn thương cơ, sụn khớp, xương dưới sụn. Do đó, dẫn đến hiện tượng bị đau khớp ngón tay.
  • Hội chứng ống cổ tay

Những nhân viên văn phòng là đối tượng bị đau nhức đầu ngón tay do bệnh lý này. Họ là những người phải liên tục làm việc trên máy vi tính với cường độ cao. Các thao tác này khiến cổ tay, cánh tay, bàn tay và các ngón tay phải làm việc thường xuyên, lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng đau mỏi.



  • Hội chứng De Quervain

Là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, gây ra các triệu chứng đau khớp cổ tay, sưng đau khớp ngón tay,… Trường hợp này thường gặp nhiều ở các bà nội trợ, do thường xuyên thực hiện các động tác nấu ăn như cầm, nắm, xoay cổ tay quá nhiều lần.

Mẹo dân gian chữa đau khớp ngón tay

  • Ngâm tay trong nước lạnh và nước ấm. 

Ngâm trong nước ấm 4 phút sau đó ngâm vào nước lạnh 1 phút. Thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa.
  • Massage với tính dầu. 
Cách này giúp giảm sưng khớp ngón tay và cải thiện lưu thông máu. Nên thực hiện massage ngón tay với dầu mù tạt trong khoảng 5 phút.
  • Chườm đá. 

Đây là biện pháp giảm đau hvaf giảm viêm hiệu quả. Dùng một vài viên đá quấn trong khăn rồi cuộn khăn lên ngón tay bị sưng đau trong khoảng 10 phút.

Dùng nghệ chữa đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa. Nghệ chứa nhiều curcumin giúp chống viêm, giảm sưng rất tốt. Trộng 1/2 thìa cà phê bột nghệ với 1 thìa cà phê dầu ô – liu. Dùng hỗ hợp này xoa lên ngón tay bị đau, để khô lại rồi dùng nước ấm rửa sạch.


  • Giấm táo là mẹo chữa đau khớp ngón tay vô cùng hiệu quả

Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần ngâm chiếc khăn vào nước giấm táo rồi cuốn quanh ngón tay trong khoảng 10 phút.

Thực hiện bài tập cho ngón tay. Nếu nguyên nhân gây đau khớp ngón tay là do máu lưu thông kém và giữ nước thì đây là cách tuyệt vời để giảm sưng đau. 

Cách thực hiện, nắm tay và giữ trong 1 phút. Sau đó mở ngón tay ra từ từ rồi kéo giãn ngón tay. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Hy vọng qua những thông tin về đau khớp ngón tay cái trỏ giữa trên đây, bạn đọc biết thêm được kiến thức sức khỏe hữu ích. hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét